GIỚI THIỆU VỀ KHOA GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

 

Tên khoa: Khoa Giới và Phát triển 

Lịch sử hình thành:

Ngày 30/9/2015, Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam ban hành Quyết định 341/QĐ-HVPNVN thành lập Khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Giới và Phát triển trực thuộc Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ngày 25/6/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đầu tiên ở Việt Nam đào tạo cử nhân ngành Giới và Phát triển theo Quyết định số 2181/QĐ-BGDĐT ngày 25/6/2015. 

Với phương châm “Together we are stronger” (Cùng hợp tác để phát triển lớn mạnh), đội ngũ giảng viên Khoa Giới và Phát triển luôn tận tâm với sinh viên, truyền cảm hứng, thúc đẩy tư duy sáng tạo và cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các em. Mặt khác, luôn mong muốn được cộng tác với các đơn vị, các đối tác trong và ngoài Học viện, thúc đẩy duy trì và phát triển ngành Giới và Phát triển – ngành học nhân văn và cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Chức năng nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ chính của Khoa Giới và Phát triển là tổ chức, quản lý giảng dạy các chương trình đào tạo được giao; kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy của các bộ môn trực thuộc. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ cho giảng viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp quản lý. Tổ chức xây dựng, thẩm định/đánh giá các đề cương chi tiết môn học, tài liệu, giáo trình do khoa, bộ môn trực thuộc biên soạn. Quản lý nhân sự của khoa, xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, mạng lưới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học. Thực hiện quy trình, nội dung đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng dẫn. Khoa Giới và Phát triển cũng chịu trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra ngành Giới và Phát triển và chuyên ngành thuộc khoa quản lý, trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo góp ý, thẩm định và trình Giám đốc Học viện phê duyệt. 

Cơ cấu tổ chức

 

Khoa Giới và Phát triển hiện nay có 2 bộ môn: Giới và Phát triển con người, Giới trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Hiện nay Khoa Giới và Phát triển hiện có 6 giảng viên cơ hữu, trong đó có 01 PGS, 03 TS, 02 ThS (trong đó có 01 nghiên cứu sinh), 01 thạc sĩ khác là trợ lý khoa. Ngoài ra khoa có nhiều giảng viên kiêm giảng, thỉnh giảng có kinh nghiệm.

Giảng viên Khoa Giới và Phát triển được đào tạo bài bản từ các trường đại học có uy tín ở các nước New Zealand, Hà Lan, Anh, Úc, Mỹ và các trường đại học có uy tín trong nước. Giảng viên có trình độ ngoại ngữ, tin học, có khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng khai thác các chương trình, dự án phát triển. Khoa Giới và Phát triển cũng xây dựng được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và chuyên gia là các giảng viên, các nhà khoa học, các GS, PGS, TS chuyên ngành Giới và các chuyên ngành liên quan, các cán bộ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về giới, về phát triển từ các trường đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức.

Ảnh: Giảng viên Khoa Giới và Phát triển 

 

Thành tích nổi bật

Khoa Giới và Phát triển nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cụ thể là các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2022.

Khoa Giới và Phát triển đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều chương trình, dự án như: Dự án xây dựng tài liệu Giới và An sinh xã hội do UN Women tài trợ (2016); Dự án Nghiên cứu quấy rối tình dục nơi công cộng do UN Women tài trợ (2016); Dự án Nghiên cứu về Quấy rối tình dục trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam do Care International tài trợ (2018); Dự án Nghiên cứu về Quấy rối tình dục trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam do Actionaid tài trợ (2018); Dự án Nam tính tích cực do Chương trình thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á, Đại Sứ Quán Mỹ tài trợ (2019);  Dự án Colombo nâng cao năng lực Khoa Giới và Phát triển, Dự án Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ (2020-2024).

Khoa Giới và Phát triển đã chủ biên xây dựng nhiều giáo trình, tập bài giảng, tài liệu tập huấn về giới. Một số giáo trình, sách chuyên khảo được Khoa biên soạn, tham gia biên soạn như: Sách chuyên khảo Giới và An sinh xã hội (2016); giáo trình Giới trong Kinh tế và Quản trị (2021), giáo trình Giới trong Chính sách công (2022), giáo trình Giới và Môi trường (2024).

Khoa Giới và Phát triển đã tổ chức và phối hợp tổ chức thành công hơn 30 hội thảo khoa học, trong đó có các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế như Hội thảo khoa học quốc tế “Vai trò giới trong gia đình hiện đại” (2020), Hội thảo khoa học quốc tế “Giới trong biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai” (2021), Hội thảo khoa học quốc gia “An toàn, bình đẳng trong không gian mạng”, hay Hội thảo khoa học quốc tế “Di cư quốc tế và Hội nhập xã hội: Hòa nhập và Phát triển bao trùm” (2023).

Kể từ khi thành lập, Khoa Giới và Phát triển đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức giới. Nổi bật là các hoạt động truyền thông để lại dấu ấn mạnh mẽ như Tuần lễ thấu hiểu để yêu thương (2017), Bản lĩnh đàn ông không nằm sau những chén rượu (2019), Nam tính tích cực (2019), các hoạt động truyền thông thuộc khuôn khổ Dự án Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam (2020-2024)

Sinh viên ngành Giới và Phát triển đã thực hiện thành công hàng chục đề tài nghiên cứu cấp học viện, trong đó có các giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích cấp Học viện, 03 nhóm sinh viên có đề tài NCKH đạt giải nhì, giải khuyến khích cấp Bộ, giải Khuyến Khích Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka.

Sinh viên ngành Giới và Phát triển cũng đã đạt được nhiều giải thưởng ấn tượng như Á khôi 2 và Người đẹp ảnh, cuộc thi Sinh viên Tài năng – Thanh lịch năm 2016 do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Á khôi 2 cuộc thi sinh viên thanh lịch năm 2020. Giải thưởng Gương mặt được yêu thích nhất; Giải thưởng Gương mặt cá tính, cuộc thi Gương mặt trang bìa Báo Sinh viên Việt Nam 2017.

Địa chỉ liên hệ

Văn phòng Khoa Giới và Phát triển, Tầng 15, Nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Số ĐT: 024 3835 5243 Email: gioivapt_gad@vwa.edu.vn

 

 Video Giới thiệu khoa  

Sổ tay khoa Giới và phát triển