Xét tuyển 4 ngành học

Công tác xã hội là một ngành cơ bản đang được đào tạo tại Học viện. Với phương châm “Lấy chất lượng đầu ra làm trung tâm của sự phát triển”, học viện xác định mục tiêu chung là đào tạo nguồn cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội, có bản lĩnh, năng động, chuyên nghiệp, hội nhập, có thể tác nghiệp độc lập, hiệu quả trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển kinh tế – xã hội cũng như các dịch vụ trợ giúp tại cộng đồng, đặc biệt có kỹ năng thực hành nghề Công tác xã hội.

ss

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tham gia ngày hội Công tác xã hội thế giới 2014

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh kế thừa và phát triển từ các chương trình quốc tế với được tổ chức giảng dạy theo theo hướng gắn kết thực tiễn doanh nghiệp, doanh nhân với sinh viên trong suốt quá trình học tập và bắt nhập vào thị trường lao động.

Ngành Quản trị kinh doanh mang đến sự khác biệt không chỉ trong chuyên môn, chuyên ngành kinh doanh, quản lý mà còn ở những kiến thức, kỹ năng đào tạo có tính toàn diện, lồng ghép các nội dung xã hội, giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập môi trường lao động tại Việt Nam.

ss

Câu lạc bộ Vườn ươm doanh nhân Học viện Phụ nữ Việt Nam

Ngành Giới và Phát triển của học viện lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam sẽ cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn nhằm thực hiện hiệu quả hơn các cam kết của Việt Nam với Liên hợp quốc đặc biệt là Công ước CEDAW về Chống phân biệt đối xử với phụ nữ, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh về Bình đẳng giới cũng như hướng tới hoàn thiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc; giúp thực hiện hiệu quả hơn Luật pháp và Chính sách liên quan tới Bình đẳng giới như Luật Bình đẳng Giới, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Luật phòng chống mua bán người…

Ngành Luật là một trong những ngành nghề phổ biến và không thể thiếu gắn liền với sự phát triển kèm theo các vấn đề nảy sinh của xã hội. Nắm bắt được xu thế đó, năm học 2015 – 2016, Học viện bắt đầu tuyển sinh ngành Luật học.

Ngành Luật của Học viện sẽ kết hợp những ưu thế của môn học luật với những môn khoa học về giới, về phụ nữ. Cử nhân Luật sau khi tốt nghiệp tại Khoa Luật Học viện phụ nữ Việt Nam có kiến thức cơ sở về giới, phụ nữ, giám sát và phản biện xã hội, đồng thời có kiến thức pháp luật chuyên sâu về các nội dung: Pháp luật về Phụ nữ và bình đẳng giới, Pháp luật Kinh tế, Pháp luật Hành chính.

ss

Ban Giám đốc Học viện trao học bổng khuyến khíc học tập và hoạt động phong trào cho sinh viên

 

Cơ sở vật chất hiện đại

Tại địa chỉ 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Học viện có tòa nhà 3 tầng và tòa nhà đa năng 15 tầng với hệ thống phòng học, hội trường có trang thiết bị hiện đại và 156 phòng ký túc xá đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khoảng 1000 sinh viên. Trường có Phân hiệu tại Tp. HCM với cơ sở vật chất hiện đại hoàn thiện từ năm 2010 trên diện tích gần 7000m2. Ngoài ra, Học viện đã hoàn thiện thủ tục xin 10,5 ha đất tại xã Tân Chi – Tiên Du – Bắc Ninh làm cơ sở 2.

ss

Thư viện Học viện Phụ nữ Việt Nam

Đội ngũ giảng viên của học viện có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giảng dạy được đào tạo từ Vương quốc Bỉ, Viện giáo dục và thúc đẩy Bình đẳng giới Hàn Quốc (KIGEPE); Trường Hành chính quốc gia Canada; Đại học Y tế Sahmyook (SHU); Trường Quản lý Maastricht Hà Lan; Trường cao đẳng Daegu Mirage Hàn Quốc; Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI); Tổ chức Oxfam (Hà Lan)…

ss

Học viện làm việc với đối tác Hàn Quốc về vấn đề liên kết đào tạo

Học viện Phụ nữ Việt Nam nhận hồ sơ xét tuyển ngay sau khi thí sinh biết kết quả kỳ thi Tốt nghiệp PTTH Quốc gia 2015 theo hai hình thức:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Học viện Phụ nữ Việt Nam – 68 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

ĐT: 0437751750; Email: tuyensinh@vwa.edu.vn

– Nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến tại mục Tuyển sinh trên website:http://hvpnvn.edu.vn/