Tác giả Rene Wadlow trong một lần công tác tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thoả thuận toàn cầu về di cư Hợp pháp, An toàn và Trật tự đã thu hút sự chú ý tới các khía cạnh tích cực của di cư. Tuy vậy, có những mặt tiêu cực khiến chúng ta nghĩ rằng di cư không an toàn, chẳng hạn như nạn buôn bán người. Một báo cáo của LHQ được trình lên Ủy ban địa vị của phụ nữ đã nêu ra rằng, buôn bán người đang là một trong những mô hình tội phạm gia tăng nhanh nhất và là một trong những vấn đề khủng hoảng nhân quyền lớn nhất hiện nay. Phần lớn các nhận nhân bị buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục, số còn lại bị cưỡng bức lao động hoặc cưỡng bức hôn nhân.
Một khía cạnh của di cư là buôn bán người xuyên quốc gia. Nhận thức về buôn bán người được nâng cao, nhưng các giải pháp lại kém hiệu quả và thiếu sự phối hợp. Giải pháp hiệu quả thường không tiếp cận được đến các nạn nhân của việc buôn người do khoảng cách giữa việc áp đặt tiêu chuẩn quốc tế, thi hành luật quốc gia và tiếp đó là việc triển khai mang tính nhân đạo.
Các tiêu chuẩn quốc tế đã được đưa ra trong “Công ước Liên hợp quốc về Chống Tội phạm có Tổ chức Xuyên Quốc gia” và “Nghị Định Thư Về Ngăn Chặn, Trấn Áp Và Trừng Trị Tội Buôn Người, Đặc Biệt Là Phụ Nữ Và Trẻ Em”. Các tiêu chuẩn được đề ra trong Công ước và Nghị định thư đã được củng cố bởi “Công ước Quốc Tế về bảo về Quyền của người Lao động di cư và Thành viên Gia đình họ”. Các tiêu chuẩn áp dụng cho toàn thế giới này đã được khẳng định lần nữa bởi khung pháp lí cấp vùng như “Công ước Hội đồng Châu Âu về Hành động chống lại nạn Buôn người”
Cho dù có những tiêu chuẩn quốc tế và khu vực rõ ràng nhưng việc triển khai vẫn còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở và nguồn lực chính phủ dành cho vấn đề này còn giới hạn, những điều này đã biến các nạn nhân thành tội phạm và vi phạm các chính sách di cư nghiêm ngặt tại nhiều nước.
Buôn người theo nhóm thường được móc nối với các mạng lưới buôn bán ma túy và vũ khí. Một số băng đảng tham gia cả ba loại tội phạm trên; trong nhiều trường hợp, thỏa thuận giữa các nhóm được thiết lập, tạo sự “chuyên môn hóa” của các nhóm tội phạm.
Về cơ bản, có 3 nguồn buôn bán người. Thứ nhất, từ các xung đột vũ trang. Người tị nạn được bảo hộ theo Công Ước về Người Tị nạn được giám sát bởi Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tại đất nước đầu tiên họ xin tị nạn. Do đó nhiều người tị nạn Syria được bảo vệ và giúp đỡ bởi UNHCR tại Lebanon, nhưng họ sẽ không còn được bảo hộ nếu rời nơi đây. Có tới hơn 25% dân số Lebanon hiện nay là người tị nạn từ các cuộc xung đột tại Syria, chính quyền Lebanon ngày càng gia tăng áp đặt cản trở khả năng tìm kiếm việc làm của người Syria tại Lebanon, cũng như giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế, nhà ở phù hợp,… Do đó, nhiều người Syria cố gắng rời Lebanon hoặc Thổ Nhĩ kì để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở Đông Âu. Người tị nạn từ I rắc, Afghanistan, Su-đan cũng đi theo con đường đó.
Nguồn thứ hai là những người rời quốc gia của họ vì lí do kinh tế – đôi khi được gọi là “người tị nạn kinh tế”. Di cư để tìm công việc tốt hơn và mức sống cao hơn đã có lịch sử lâu đời. Nghèo đói, phân biệt chủng tộc và sắc tộc, phân biệt giới tính là tất cả các lí do khiến con người muốn thay đổi đất nước ho đang sinh sống. Với các chính sách di cư c ngày càng được thắt chặt tại rất nhiều quốc gia và với “phản ứng” gay gắt phổ biến đối với người di cư tại một số nước, những người nhập cư có nhiều khả năng trở thành người “môi giới” – những người hay nhóm người cố đưa người nhập cư vào một đất nước theo cách trốn tránh sự kiểm soát của luật pháp.
Nguồn thứ ba – có thể là một phần của di cư kinh tế, đó là thương mại tình dục, thường nhằm đến phụ nữ và đôi lúc là trẻ em. Nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) về các cơ sở kinh doanh “giải trí tình dục” ở Nhật Bản nhấn mạnh “có khoảng gần 150.000 phụ nữ không phải quốc tịch Nhật Bản đang làm việc trong ngành công nghiệp tình dục tại nước này, phần lớn họ đến từ các nước Châu Á như Thái Lan và Phi-lip-pin. Những người phụ nữ này được thuê phục vụ trong các phân khúc thấp hơn của ngành này, hoặc ‘hẹn hò’ tại các quán bar hay tại các nhà thổ phân khúc thấp, nơi mà khách hàng chi trả cho những cuộc vui khoảng 8 – 15 phút. Việc lạm dụng rất phổ biến như môi giới việc làm và người chủ lợi dụng điểm yếu như việc thiếu giấy tờ của người nhập cư: họ không thể tìm sự cứu vãn từ cảnh sát hay bất kì cơ quan thực thi pháp luật nào mà không phải chịu rủi ro có thể bị trục xuất hay bị kết án, và họ bị cô lập bởi rào cản ngôn ngữ, thiếu sự giao lưu với cộng đồng, xa lạ với môi trường xung quang”. Chúng ta thấy điểm chung này tại rất nhiều nước.
Hiểm họa buôn bán người sẽ tiếp tục gia tăng trừ khi các biện pháp đáp trả mạnh mẽ được thực thi. Về cơ bản, cảnh sát và chính quyền trên toàn thế giới không đặt ưu tiên cao cho việc chống buôn người trừ khi buôn người bất hợp pháp trở thành một vấn đề được truyền thông quan tâm. Do đó các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã thực hiện nhiều hoạt động, ví dụ như vai trò của Hiệp hội Công dân Thế giới, đã nhấn mạnh vấn đề này với Ủy Ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva. Có bốn khía cạnh trong nỗ lực chống buôn người này. Đầu tiên là giúp đỡ xây dựng ý chí chính trị bằng cách cung cấp thông tin chính xác cho các lãnh đạo và báo chí. Ba khía cạnh còn lại phụ thuộc vào chính nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ. Những nỗ lực đó kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và xây dựng năng lực.
Khía cạnh thứ hai là nghiên cứu những nơi mà trẻ em và phụ bị bị buôn bán. Đây thường là những nơi nghèo nhất của đất nước và thường là phần nhỏ của dân số. Các dự án kinh tế – xã hội và phát triển giáo dục phải hướng tới trực tiếp đến nhưng nơi này để tạo điều kiện phát triển.
Khía cạnh thứ ba là phát triển nhà ở của phụ nữ để đảm bảo những nhóm người đã thoát khỏi các tình thế bị lạm dụng có thể có nơi cự trú tạm thời và tiếp cận được các dịch vụ cần thiết.
Yếu tố thứ tư là hỗ trợ điều trị tâm lý. Nhiềutrường hợp phụ nữ và trẻ em bị buôn bán để phục vụ thương mai tình dục đến từ những gia đình tan vỡ hay bị bao lực, và họ ít chú ý đến nhận thức giá trị bản thân. Điều này thường đúng cho những người tị nạn do xung đột vũ trang. Do đó, quan trong là tạo cơ hội cho cá nhân và nhóm cùng hòa nhập, có các giải pháp tinh thần như học thiền và yoga. Cần hiết phải có hỗ trợ giáo dục cho người lớn để họ có thể tiếp tục con đường học vấn bị dang dở.
Hiện có nhiều tổ chức phi chính phụ đã và đang hoạt động về vấn đề này. Nỗ lực của họ cần được khuyến khích và mở rộng hơn.