Công tác dân vận liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Nêu cao tinh thần dân vận, 65 năm về trước Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Dân vận không phải là việc của riêng một hai người, một hai ban, ngành, đó phải là công việc của cả hệ thống chính trị”. Công tác dân vận trong giai đoạn mới ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là đối với các tổ chức chính trị xã hội. Điều 9 Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam 2013 khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong giám sát và phản biện xã hội. Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội của Bộ Chính trị ngày 12/12/2013 nêu rõ MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

 

Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị quan trọng này, người làm công tác dân vận, công tác NCKH cần phát hiện và đưa ra được những kiến nghị hữu ích nhằm tác động tới các cơ quan, tổ chức về việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước. Đồng thời, cần có những đánh giá, chính kiến, kiến nghị đối với các dự thảo pháp luật. Vì thế, trong giai đoạn mới, các nghiên cứu khoa học không chỉ là những nghiên cứu phát hiện vấn đề, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, đưa ra giải pháp, mà rất cần các nghiên cứu phục vụ phản biện xã hội, đặc biệt là đối với các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có Hội LHPN Việt Nam.

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÔNG TÁC DÂN VẬN

2.1 Quan điểm giới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận

Quan điểm giới được thể hiện rõ nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Trong tác phẩm Dân vận năm 1949, Người viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân để không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm”. Như vậy, công tác dân vận liên quan đến nam giới và nữ giới, nam giới và nữ giới có quyền bình đẳng như nhau trong việc tham gia vào quá trình dân vận. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không phân biệt nam hay nữ làm công tác dân vận, thông qua việc nhấn mạnh các cụm từ “tất cả”. Người viết, “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân… đều phải phụ trách dân vận”.

Dân vận khéo được coi là nền tảng của mọi thành công, mọi thắng lợi cách mạng. Người khẳng định “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Cán bộ “dân vận khéo”, theo Người, phải “óc nghĩ, mắt trông, chân đi, miệng nói, tay làm”, là người hoạt bát, hiểu rõ thực tế, có óc nghiên cứu, quan sát để hiểu và nắm vững bản chất của con người và sự việc. Nghiên cứu khoa học, với các đặc trưng cơ bản như mang tính thông tin, tính mới mẻ, tính tin cậy, tính khách quan có liên quan đến mọi mặt của đời sống con người, không chỉ có mối liên quan mật thiết với công tác dân vận mà còn là công cụ phát huy hiệu quả công tác dân vận. Có thể nói, nghiên cứu là cầu nối hữu hiệu, giúp chuyển tải các thông điệp, tâm tư, nguyện vọng của người dân tới Đảng, Nhà nước thông qua các khuyến nghị chính sách, các nghiên cứu phục vụ phản biện xã hội, v.v

2.2 Dân vận và vận động cộng đồng

Trong ngôn ngữ quốc tế, cụm từ phù hợp và sát nghĩa nhất với cụm từ “dân vận” là “vận động cộng đồng” (community mobilisation). Theo USAID (2007), vận động cộng đồng là quá trình nâng cao năng lực, trong đó các thành viên cộng đồng, nhóm, hoặc tổ chức lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động trên cơ sở có sự tham gia và duy trì, cải thiện điều kiện sống của người dân. Theo các tài liệu của Tổ chức phát triển giáo dục AED, vận động cộng đồng là một quá trình linh hoạt và năng động, có kế hoạch hành động nhằm can thiệp, ảnh hưởng và cải thiện một số vấn đề quan trọng trong cộng đồng, tác động tích cực tới hành vi và mang lại thay đổi cho xã hội.

Như vậy, công tác dân vận hay vận động cộng đồng là một quá trình chứ không phải cái đích để đạt được. Mục đích của công tác dân vận là thúc đẩy công bằng xã hội, tạo ra các thay đổi tích cực cho người dân và cộng đồng. Công tác dân vận có một số đặc điểm sau:

•         Là việc nâng cao năng lực

•         Là quá trình tham gia

•         Là một quá trình linh hoạt (nghĩa ẩn của từ “vận”/”vận động”)

•         Là các hoạt động có kế hoạch

•         Hướng tới thay đổi hành vi và các thay đổi tích cực trong xã hội

•         Là hoạt động cộng đồng hơn là hoạt động cá nhân.

Một chương trình dân vận hiệu quả cần phải

•         Hướng tới một vấn đề phát triển nổi cộm

•         Hướng tới công bằng xã hội và phát triển quyền con người

•         Có mục tiêu rõ ràng, phù hợp

•         Thu hút sự tham gia của người dân

•         Được thực hiện trong cộng đồng

•         Phát huy quyền làm chủ của người dân

•         Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, đơn vị liên quan, giữa người làm công tác dân vận và người dân tham gia vào quá trình dân vận.

2.3 Tại sao phải lồng ghép giới trong Công tác dân vận?

Quan điểm lồng ghép giới và trao quyền cho phụ nữ được nhấn mạnh trong Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (1995) và liên tục được khẳng định trong các báo cáo 5+ (tức là 5 năm một lần kể từ năm 1995 đối với các quốc gia). Cương lĩnh hành động Bắc Kinh chỉ ra rằng lồng ghép giới là chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới giữa nam và nữ. Quá trình lồng ghép giới đòi hỏi quyết tâm của các chính phủ, cơ quan, tổ chức ở mọi cấp độ, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, cam kết thực hiện bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, cơ hội và tham gia công bằng của phụ nữ và nam giới trong các cơ quan, tổ chức, các quá trình ra quyết định chính sách, v.v. Cương lĩnh cũng nhấn mạnh rằng, nam giới cần tích cực hợp tác với nữ giới vì mục tiêu bình đẳng giới chung trên toàn thế giới.

Lồng ghép giới không phải là giải pháp lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc, cần phải thực hiện nhằm đảm bảo công bằng xã hội, bình ổn lâu dài và nâng cao chất lượng sống cho hàng tỉ phụ nữ và nam giới toàn cầu. Mục đích của lồng ghép giới là đảm bảo cho nam giới và phụ nữ đều được tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, chỉ ra các mất cân bằng giới trong các hoạt động tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, tiếp cận các cơ hội phát triển và đảm bảo rằng các chính sách, chương trình, dự án đáp ứng được nhu cầu giới khác nhau của nam giới và phụ nữ.

2.4 Cách lồng ghép giới trong Công tác dân vận

Tham luận này chỉ ra rằng, một chương trình, hoạt động dân vận có hiệu quả cần phải:

•         Được tiến hành với tất cả mọi người, phụ nữ, nam giới, người già, trẻ em, đặc biệt là quan tâm tới các đối tượng dễ bị tổn thương. Nói một cách khác hoạt động dân vận phải đa dạng và rộng khắp chứ không chỉ dành cho một vài các nhân hoặc nhóm cá nhân. Dân vận thể hiện quyền tự do, dân chủ của con người.

•         Khuyến khích cá nhân và cộng đồng hướng tới sự thay đổi tích cực;

•         Ủng hộ bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ;

•         Khuyến khích sự tham gia, thể hiện tiếng nói và vai trò đại diện của người dân;

•         Là giải pháp dài hạn và dựa vào dân, vì nhân dân, thúc đẩy công bằng xã hội;

•         Giúp mọi người hiểu được rằng định kiến giới, bạo lực giới, khoảng cách giới, bất bình đẳng giới không phải là các vấn đề hiển nhiên mà có thể xảy ra với bất kỳ ai. Để giảm thiểu và đẩy lùi các bất bình đẳng giới, bất công về giới, cần sự nỗ lực của các cá nhân nam nữ và cộng đồng xã hội.

Các hoạt động dân vận không chỉ:

•         Nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực

•         Không chỉ liên quan đến một nhóm người, một giới tính, mà liên quan tới nữ giới lẫn nam giới, đến vai trò vị trí của họ trong gia đình và ngoài xã hội;

•         Dân vận không phải là đổ lỗi cho người khác, chỉ trích người khác, phán xét người khác;

•         Không chỉ tập trung vào biểu hiện của bạo lực, của bất bình đẳng giới mà chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, đẩy lùi các tồn tại đó;

•         Không phải là các hành động áp đặt, ban ơn;

•         Không chỉ cung cấp thông tin và dữ liệu;

Như vậy, Lồng ghép giới trong công tác dân vận chính là việc thúc đẩy tư duy phê phán, phát triển kỹ năng, truyền cảm hứng hành động, góp phần thay thế các tư duy, hành động tiêu cực bằng các tư duy, hành động tích cực hơn, hướng tới một xã hội an toàn, không bạo lực, coi trọng phẩm giá của phụ nữ cũng như nam giới.

Lồng ghép giới theo các cấp độ

Trong công tác dân vận, cũng như một công tác khác, lồng ghép giới cần được tiến hành ở các cấp độ khác nhau: Cấp độ vĩ mô (macro level), cấp độ trung gian (meso level), và cấp độ vi mô (micro level).

Ở cấp độ vĩ mô: Các cơ quan chính phủ

•         Tất cả các bộ ngành của chính phủ cần phải lồng ghép giới vào các hoạt động của họ;

•         Các chính sách, thông lệ đều phải đảm bảo lồng ghép giới. Các chương trình, chính sách chưa được lồng ghép giới cần được xem xét lại;

•         Các nhân viên chính phủ, bộ ngành và các tổ chức thành viên cần phải nắm được kiến thức, hiểu biết về giới, nhạy cảm giới, kỹ năng lồng ghép giới. Bên cạnh đó, cần phải hiểu về công bằng giới bởi vì công bằng giới liên quan trực tiếp đến phát triển con người và cộng đồng xã hội.

Ở cấp trung gian: Cấp tổ chức, đơn vị

•         Các tổ chức, đơn vị phải có hiểu biết rõ về các vấn đề giới. Một trong những giải pháp là đào tạo các nhân viên trong tổ chức các kiến thức giới, nhạy cảm giới và kỹ năng lồng ghép giới;

•         Có niềm tin sắt đá vào các mục tiêu và giá trị của việc lồng ghép giới;

•         Xem xét lại các chính sách, thông lệ trong cơ quan, đảm bảo các quy định được lồng ghép giới, mang lại lợi ích công bằng cho nhân viên, đảm bảo nam nữ có cơ hội công việc, cơ hội được tham gia vị trí nhân sự cấp cao như nhau;

•         Tạo điều kiện thúc đẩy lồng ghép giới.

 

Ở cấp vi mô: Cấp cộng đồng

•         Ở cấp độ cộng đồng, lồng ghép giới trong công tác dân vận cần được tiến hành ngay từ giai đoạn đầu của hoạt động, chương trình. Cần phải tìm hiểu nhu cầu cụ thể của nam giới, nữ giới trong cộng đồng liên quan đến vấn đề thực hiện dân vận;

•         Lập ra các chỉ tiêu, công cụ nhạy cảm giới;

•         Đảm bảo sự tham gia của các nhóm phụ nữ, các lãnh đạo nữ vào quá trình ra quyết định, hoạch định chương trình dân vận;

•         Thu hút sự tham gia của nam giới vào các chương trình dân vận liên quan đến các vấn đề của phụ nữ, trẻ em, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nuôi con bằng sữa mẹ, bạo lực gia đình, buôn bán người, v.v. Tạo điều kiện để nam giới có tiếng nói trong các vấn dề giới nhạy cảm;

•         Đảm bảo kết nối vấn đề giới với mọi nội dung, thông điệp dân vận;

•         Chỉ ra các vấn đề mất cân bằng giới với thái độ công bằng;

•         Đảm bảo nam giới và nữ giới có vai trò chỉ đạo phù hợp trong các hoạt động dân vận;

•         Hoán đổi định kiến về vai trò giới thông qua phân công trách nhiệm trong công tác dân vận, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào các công việc nhiều nam giới và ngược lại; phân công và khuyến khích nam giới tham gia việc nhà, hỗ trợ phụ nữ trong các công việc liên quan đến chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, người già, người ốm, v.v;

•         Khi đánh giá hoạt động, chương trình dân vận cần xem lại các chỉ tiêu, xem xét các kết quả đạt được để xác định xem hoạt động, chương trình đó có giúp giảm khoảng cách giới, thúc đẩy sự tham gia, giảm thiểu sự tổn thương của các đối tượng ưu tiên không.

IV. ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Như đã đề cập và qua phân tích trên đây về lồng ghép giới trong công tác dân vận, có thể thấy nghiên cứu là một bộ phận quan trọng của công tác dân vận, là cầu nối hữu ích, góp phần tìm hiểu thực trạng đời sống người dân, chuyển tải tâm tự, nguyện vọng, nhu cầu của các tầng lớp nam giới, phụ nữ tới các nhà hoạch định chính sách, tới Đảng và Nhà nước.

Công tác nghiên cứu khoa học ở Viện Nghiên cứu Phụ nữ có những đặc thù riêng, so với công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Có thể nói, công tác nghiên cứu khoa học ở Viện Nghiên cứu Phụ nữ gắn liền với công tác dân vận, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Các nghiên cứu này liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho phụ nữ, vận động phụ nữ, xây dựng phát triển Hội. Công tác nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Phụ nữ phục vụ các giải pháp thực hiện các mục tiêu trọng tâm của Hội, bên cạnh đó phục vụ công tác phản biện xã hội. Như vậy, công tác nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới không chỉ đòi hỏi các nghiên cứu viên phải nắm vững luật pháp, có kiến thức và kỹ năng vận động quần chúng, có nhạy cảm giới và biết lồng ghép giới vào các giai đoạn của quá trình nghiên cứu. Có như vậy, kết quả nghiên cứu mới thực sự góp phần giảm thiểu khoảng cách giới, thúc đẩy công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu giới chiến lược của người dân và cộng đồng.

Vậy, đâu là khía cạnh giới của công tác dân vận trong nghiên cứu khoa học? Tham luận này nhấn mạnh rằng, lồng ghép giới cần được tiến hành ở mọi giai đoạn của một nghiên cứu khoa học và đạo đức nghiên cứu là vấn đề cần được nhấn mạnh trong mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu vì dân vận không thể đạt hiệu quả nếu thiếu đi đạo đức con người. Hình 1 thể hiện Mô hình phân tích khía cạnh giới trong công tác dân vận với ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu khoa học thông qua 3 giai đoạn chính của một nghiên cứu khoa học trên thực tế. Sau đây là phân tích một vài khía cạnh giới liên quan chứ không đi chi tiết vào từng công việc cụ thể.

4.1 Giai đoạn chuẩn bị

Có thể nói, lồng ghép giới cần được tiến hành ngay từ bước đầu tiên của một nghiên cứu khoa học. Cần phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ, thậm chí là làm khảo sát thử để đánh giá nhu cầu cụ thể. Đánh giá này phải xác định được nhu cầu cụ thể khác nhay của phụ nữ và nam giới trong một cộng đồng xã hội. Do nam và nữ có thể trạng khác nhau, đặc điểm sinh học khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nên cũng có nhu cầu khác nhau. Ở đây không đề cập đến nhu cầu giới thực tế (practical gender needs) là các nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống như ăn, ở, ngủ mà nói đến nhu cầu giới chiến lược (strategic gender needs – nhu cầu tiếp cận các cơ hội, nguồn lực, v.v) góp phần thay đổi vai trò giới trong xã hội.

Ví dụ: Khi xác định tên đề tài nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xét thấy thực tế nam giới và phụ nữ có các yêu cầu sinh kế khác nhau, có nhu cầu vốn khác nhau, v.v, tên đề tài được xác định là “Nhu cầu của phụ nữ tại địa bàn chuyển đổi mục đích sử dụng đất” (Đề tài Viện Nghiên cứu Phụ nữ thực hiện năm 2008). 

Mô hình phân tích khía cạnh giới trong công tác dân vận với ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu khoa học

Phân tích tiếp theo liên quan đến việc xây dựng đề cương, bộ công cụ nghiên cứu. Công việc này có nhiều hoạt động liên quan. Tuy nhiên, tham luận này nhấn mạnh hai vấn đề chính là đạo đức nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết. Một trong những quy tắc dân vận, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải có lợi cho dân. Cụ thể “việc gì có lợi cho dân thì làm”, đồng thời “việc gì có hại cho dân thì phải tránh”, và công tác dân vận “phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu cầu hạnh phúc cho mọi người”. Quyền lợi của người dân phải đặt lên trên hết. Vì lẽ đó, nghiên cứu viên, như một người thực hiện công tác dân vận trong thực tiễn không chỉ thật thà, gương mẫu, có tư cách đạo đức, mà còn không làm tổn thương đến người dân – cụ thể là đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là trong các nghiên cứu về các đề tài nhạy cảm, ẩn chứa nhiều rủi ro, hoặc liên quan đến các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ bị buôn bán trở về, phụ nữ bị bạo hành, trẻ em.

Lấy ví dụ trong nghiên cứu về buôn bán người, một số nguyên tắc đạo đức nhạy cảm giới sau đây cần được tuân thủ. Các ràng buộc này được thực hiện nghiêm ngặt ở các nước phát triển và phê duyệt đạo đức nghiên cứu thường được tiến hành song song hoặc trước khi phê duyệt đề cương nghiên cứu. Các nguyên tắc đạo đức nghiên cứu được thực hiện xuyên suốt trong quá trình NCKH. Một số các nguyên tắc đạo đức nghiên cứu có thể kể đến như:

·         Không làm gì phương hại đến lợi ích của người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu viên cần thực hiện mọi giải pháp có thể để giảm thiểu rủi ro với người tham gia nghiên cứu;

·         Đảm bảo sự tham gia t&i