Rất nhiều thông tin giá trị đã được các diễn giả chia sẻ, đến dự buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách Đạm Phương nữ sử có sự tham gia của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – cháu nội của Đạm Phương nữ sử ; tiến sĩ Bùi Trân Phượng – nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử phụ nữ Việt Nam một nhà diễn giả nổi tiếng; nhà nghiên cứu văn học Đoàn Ánh Dương – người tuyển chọn, giới thiệu cuốn sách; nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cùng với sự tham gia của rất nhiều các đọc giả quan tâm và đại diện của giảng viên và sinh viên khoa Giới và phát triển Học viện Phu nữ Việt Nam. Buổi tọa đàm đã diễn ra trong vòng hai tiếng dưới sự dẫn dắt của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

Buổi tọa đàm giới thiệu sách Đạm Phương  – Vấn đề phụ nữ ở nước ta và ra mắt tủ sách Phụ nữ tùng thư – Giới và phát triển

Đạm Phương nữ sử ( 1881 – 1947 ) tên thật là Tôn Nữ Đồng Canh, bà sinh ra tại Phủ Tôn Nhơn, kinh đô Huế. Bà là một nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động Nữ quyền tiêu biểu trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Đầu thế kỉ XX khi nền văn hóa hiên đại Phương Tây du nhập vào Việt Nam bà đã nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng, kiến thức  tiến bộ về Nữ quyền. Những kiến thức phong phú đó đã tạo nền tảng cho sự thành công trong việc hoàn thiện những quan điểm Nữ quyền của Đạm Phương. Từ những quan điểm mà bà đã tiếp thu được bà đã hướng dẫn truyền đạt nó đến những người phụ nữ khác góp phần nâng cao nhận thức của họ và thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam.

Cuốn sách ‘Đạm Phương nữ sử – Vấn đề phụ nữ ở nước ta’ gồm 4 phần: Các bài báo trình bày quan điểm về vấn đề phụ nữ; các bài báo về Nữ công học hội do Đạm Phương sáng lập; các khảo cứu về vấn đề phụ nữ được in thành sách; và các sáng tác văn thơ với chủ đề phụ nữ.

Những quan điểm mà Đạm Phương nữ sử đặt ra là quan điểm về nuôi dạy con cái, quán xuyến gia đình, cách làm đẹp, cách làm nữ tướng trong gia đình … đến những công việc ngoài xã hội như đối nhân xử thế, tiến thân lập nghiệp của Phụ nữ và đặc biệt là quan điểm bảo vệ quyền làm người cho phụ nữ. Những quan điểm nữ học này được bà đưa vào trong các tác phẩm văn chương giúp cho phụ nữ thời bấy giờ thay đổi nhân thức, hành vi đặc biệt là trong việc kết hôn, giáo dục con cái trong gia đình. Nhà nghiên cứu Bùi Trân Phượng đánh giá, Đạm Phương nữ sử là nhà hoạt động nữ quyền đầu tiên xây dựng quan niệm nữ quyền của mình một cách có hệ thống và có tính tư tưởng.

Bên cạnh đó, buổi toạ đàm giới thiệu Tủ sách Phụ nữ tùng thư của NXB Phụ nữ. Tủ sách Phụ nữ tùng thư (Tủ sách Giới và Phát triển) công bố các công trình về vấn đề phụ nữ (the question of women), hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ (women’s rights), cũng như đấu tranh cho nữ quyền (feminism), vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển bền vững của đất nước.

Tủ sách gồm:

– Loại Biên khảo, tư liệu: tập hợp các tư liệu trên báo chí, các công trình, bài viết của các nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật, nhà hoạt động phụ nữ,… ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi vấn đề phụ nữ trở thành một bộ phận quan trọng trong các dự án cải cách xã hội và đấu tranh vì sự bình đẳng giới;

– Loại Hợp tuyển, tinh tuyển: tập hợp sáng tác của các tác giả nữ trong di sản văn chương Việt Nam thời trung đại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa do phụ nữ Việt Nam sáng tạo;

– Loại Nghiên cứu: giới thiệu các tập tiểu luận chuyên đề, các chuyên khảo nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ ở Việt Nam và thế giới;

– Loại Dịch thuật: giới thiệu các công trình kinh điển của thế giới đấu tranh cho sự nghiệp của phụ nữ, các lý thuyết và thực hành nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ, các vấn đề về giới và nữ quyền,…; dịch và giới thiệu các vấn đề của phụ nữ Việt Nam ra thế giới.

Đây là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên yêu thích vấn đề nữ quyền, văn học, lịch sử và vấn đề bình đẳng giới.

Bìa cuốn sách Đạm Phương nữ sử – vấn đề  phụ nữ ở nước ta.

Qua buổi tọa đàm với những chia sẻ thẳng thắn của các diễn giả nổi tiếng và những ý kiến đóng góp, những câu hỏi của các đọc giả đã cung cấp rất nhiều những thông tin hữu ích cho các giảng viên và sinh viên khoa giới về Đạm Phương nữ sử và giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nữ quyền về các vấn đề giới và phát triển của xã hội Việt Nam bước vào thời kì cận đại.