“Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”.[1]

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho  sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và sự thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó, (điều 5- Luật Bình đẳng giới).

Như các khái niệm nêu trên, vận động toàn xã hội tham gia công tác phụ nữ và bình đẳng giới là tuyên truyền, thuyết phục để cả hệ thống chính trị (tuỳ theo chức năng nhiệm vụ),  toàn xã hội đến từng gia đình và các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cùng tham gia thực hiện việc phát huy vai trò tiềm năng to lớn của phụ nữ; quan tâm đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; chăm lo cho sự tiến bộ, phát triển của phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Như vậy, đối tượng vận động xã hội để tham gia công tác phụ nữ và bình đẳng giới là vô cùng rộng lớn, bao gồm không chỉ các tầng lớp phụ nữ và các tầng lớp nam giới mà còn các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân – tổ chức trong nước và quốc tế; nói cách khác là toàn xã hội và từng gia đình.

Dựa vào những quy định của pháp luật, các cấp hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là nòng cốt trong tham mưu, đề xuất và trực tiếp tổ chức, tập hợp, tuyên truyền, vận động đông đảo các tầng lớp phụ nữ thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với phụ nữ và có liên quan đến phụ nữ. Đồng thời các cấp Hội chủ động vận động các nguồn lực xã hội để góp phần xã hội hóa công tác phụ nữ, tăng hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính… cho hoạt động của hệ thống Hội.

Trong công tác vận động xã hội cần phát huy nội lực từ các tầng lớp phụ nữ kết hợp vận động các nguồn lực trong nước và quốc tế có chung mục tiêu và đối tượng hoạt động để tận dụng các nguồn lực, chăm lo cho quyền, lợi ích hợp pháp và tiến bộ của phụ nữ, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và tạo thêm sức mạnh cho tổ chức Hội.

 Vận động các tầng lớp phụ nữ nhằm phát huy nội lựcđể chủ động giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ là trách nhiệm của các cấp Hội Phụ nữ cũng như là yêu cầu quan trọng của công tác phụ nữ trong tình hình hiện nay.

Việc phát huy nội lực được thực hiện thường xuyên trong các tầng lớp phụ nữ thông qua các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực: phong trào thi đua giúp nhau phát triển kinh tế, ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo…, cuộc vận động xây dựng mái ấm tình thương, các hoạt động cụ thể như: phụ nữ giúp nhau ngày công giống vốn, giúp nhau khắc phục rủi ro thiên tai, lũ lụt…

 Biện pháp vận động nội lực từ các tầng lớp phụ nữ: Tuỳ tình hình thực tiễn của địa phương, Ban chấp hành Hội phụ nữ thống nhất chủ trương, xác định mục đích, yêu cầu và nội dung vận động. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, báo cáo cấp ủy để xin chủ trương. Khi cấp uỷ phê duyệt, Ban chấp hành Hội phụ nữ phân công cán bộ xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch vận động. Trọng tâm của vận động các tầng lớp phụ nữ phát huy nội lực là sử dụng phối hợp nhiều hình thức trong tuyên truyền vận động; kiên trì tiến hành vận động; nhắc đi nhắc lại thường xuyên đến khi hoàn thành. Khi kế hoạch vận động đã hoàn thành, cần tổng hợp và báo cáo cấp ủy về kết quả vận động.Thực hiện công tác sơ, tổng kết đánh giá quá trình vận động, rút kinh nghiệm, khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt.

Đồng thời các cấp Hội LHPN Việt Nam ngày càng mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, vận động nguồn lựctừ các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân có chung mục tiêu hoạt động vì sự tiến bộ, phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

Thực hiện vận động xã hội làthực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Hội với các cấp chính quyền, các bộ, ban, ngành trong hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và công tác phụ nữ. Chủ động phối hợp, liên kết với các ngành, cơ quan, tổ chức trên cơ sở các chương trình/nghị quyết liên tịch, tạo sức mạnh tổng hợp và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ trong điều kiện đổi mới và hội nhập.

Thiết lập mạng lưới và kết nối với các tổ chức cùng mục đích hoặc đối tượng hoạt động ở trong và ngoài nước nhằm tạo thêm sức mạnh và sự ủng hộ, đồng thuận cho tổ chức Hội trong vận động chính sách và chăm lo cho phụ nữ.

 Mở rộng mạng lưới chuyên gia tư vấn, cộng tác viên chuyên sâu từng lĩnh vực. Các cấp Hội phối hợp với các ngành phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nữ cấp ủy, cán bộ nữ. Cấp Trung ương và tỉnh/thành tập trung vào phát huy vai trò của các chuyên gia trong xây dựng, phản biện chính sách và các chiến lược hoạt động của Hội. Cấp huyện và xã có mô hình thu hút sự tham gia của các cộng tác viên, cán bộ nữ chủ chốt để thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội. Huy động sự tham gia của xã hội, của phụ nữ, đặc biệt là trí thức, doanh nhân để thúc đẩy công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các đề án, tiểu đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình liên tịch và các dự án quốc tế. Xây dựng các quy định, quy chế phân bổ và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực. Tiếp tục chủ động xây dựng các đề án đề xuất với Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nhằm giải quyết có tính chiến lược những vấn đề liên quan tới phụ nữ và gia đình.

Xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược vận động nguồn lực quốc tế của Hội nhằm tăng nguồn lực về chuyên môn, tài chính cho hoạt động Hội. Nhờ sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, trong những năm gần đây, việc liên kết với các doanh nghiệp trở thành một xu hướng mới trong phương thức hoạt động của Hội LHPN các cấp. Các hoạt động cụ thể có thể tính đến là: giới thiệu việc làm, bao tiêu sản phẩm, dạy nghề, tổ chức các sự kiện cho phụ nữ… Bên cạnh đó Hội cũng có thể vận động các tổ chức, cá nhân tham gia công tác phụ nữ. Đặc biệt, hiện nay, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ có cùng mục đích, đối tượng hoạt động với Hội – đó là những tổ chức hoạt động cho phụ nữ hoặc vì mục tiêu bình đẳng giới. Việc liên kết, huy động sự tham gia của các tổ chức này trong công tác phụ nữ sẽ giúp Hội có thêm nguồn lực để hoạt động.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong đó có phương thức vận động xã hội tham gia công tác phụ nữ và bình đẳng giới là một trong điểm nổi bật được Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ XI xác định. Tuỳ theo điều kiện thực tiễn, các cấp Hội cần năng động, sáng tạo để có nội dung, phương thức vận động xã hội tham gia công tác phụ nữ và bình đẳng giới hiệu quả và thành công.

[1]Trang  1751 Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, XB năm 2010.

[1]  Trang1700, Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, XB năm 2010.

[1]Nghị quyết số 11-NQ/TW “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị khóa X ban hànhngày 27- 4- 2007